Càng về khuya, đêm Sải Duồn càng lạnh nhưng trong căn nhà ông Tẩn Duần Phú (trưởng dòng họ Tẩn), tiếng trống, tiếng chiêng mỗi lúc càng trở nên dồn dập, cuốn hút hơn. Bếp lửa rực hồng như nhảy múa theo tiếng nhạc. Mấy thầy cúng và hàng chục thanh niên người Dao đỏ cuốn vào những điệu nhảy, xung quanh là tiếng hò reo, cổ vũ của mọi người.
Sau khi được làm lễ, với đôi chân trần, những người đàn ông Dao đỏ tham gia nhảy lửa, trong phút thăng hoa xuất thần họ nhảy bật lên bằng cả hai chân và lao vào giữa đống lửa cháy rừng rực, đống than bừng sáng phủ trùm lên người. Nhưng điều kỳ lạ là chẳng có ai bị bỏng chân tay, cháy quần áo. Đó là Lễ nhảy lửa độc đáo của người Dao đỏ xã Nậm Đét (Bắc Hà) được tổ chức vào ngày 19/2 (tức 10 tháng Giêng).
Giấy bản là một vật phẩm mang nhiều sắc thái tâm linh không chỉ của người Dao mà của nhiều tộc người khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai bởi thường được dùng vào dịp cúng lễ, nhất là dịp Tết và mùa lễ hội đầu năm.
Càng đến gần Tết, chợ phiên Bắc Hà – phiên chợ đậm chất nguyên sơ của vùng cao càng thêm nhộn nhịp. Không chỉ người dân địa phương về sắm tết mà cả khách du lịch trong và ngoài nước cũng đến tham quan.
Cứ mỗi độ xuân về, đồng bào người Mông, Dao, Hà Nhì lại náo nức xuống chợ. Khác hẳn với những phiên chợ thường ngày, chợ Tết ở vùng cao đông vui như ngày hội. Người bán, người mua lúc nào cũng tấp nập.
Giống như nhiều dân tộc khác, phụ nữ Mông đeo trang sức để làm đẹp và thể hiện những thông điệp liên quan đến cuộc sống riêng tư. Trang sức của họ thường được tạo ra từ các chất liệu: bạc, nhôm, đồng, thiếc... với các nét hoạ tiết dân gian sinh.
Cứ mỗi độ xuân về, khi những nụ đào, nụ mận đua nhau nở bừng rực rỡ cũng là lúc bản làng đồng bào các dân tộc vùng cao lại tưng bừng tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: Đánh én, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ... Trong đó, tung còn là trò chơi đặc trưng không thể thiếu trong dịp đầu xuân mới của đồng bào Giáy, Tày và Dao tuyển ở Lào Cai.
Người Hà Nhì ở Lào Cai có một số phong tục được coi là nét văn hóa đặc sắc như tục ăn tết sớm, lễ tảo mộ, lễ cấm bang, lễ cúng rừng...
Người Xá Phó ở Lào Cai có dân số khoảng trên 1.000 người, sống thành từng làng bản giữa lưng chừng núi cao, tập trung chủ yếu ở các huyện: Sa Pa, Văn Bàn, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai... Nguồn thu nhập chính của người Xá Phó từ canh tác ruộng nương, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Tới thăm người Dao ở bản Séo Pờ Hồ, xã Mường Hum (Bát Xát) chúng tôi được “mục sở thị” sự tinh tế những tay nghề làm trang sức bằng bạc.